IPC Group - Phát triển bền vững cùng năng lượng tái tạo

17/01/2022

Người tạo 32092

Chuyên mục:

Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam không còn là cơn sốt mà trở thành phong trào dài hạn trong mấy năm gần đây. Nhất là sau khi Thủ tướng nước ta đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt Net-Zero carbon vào năm 2050 tại Hội nghị Biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow, Anh. Đó là mục tiêu cả thế giới phấn đấu nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất không vượt quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21. Bởi nếu nhiệt độ tăng hơn 1,5 độ C nước biển dâng cao đến 1m, nhiều hòn đảo và vùng đồng bằng thấp sẽ biến mất dưới làn nước biển.

Nhằm đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải phát triển NLTT để thay thế nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch trước năm 2040. Các nước phát triển đã cắt cho vay tín dụng vào năng lượng hóa thạch và chuyển sang cấp tín dụng cho NLTT. Tương lai NLTT,  năng lượng sạch của Việt Nam còn rộng mở với tiềm năng to lớn.

Trong xu thế đó, thì năm vừa qua đối với Tổng thầu EPC tiên phong trong  các dự án năng lượng tái tạo như  IPC Group (đại diện là IPC E&C) thật sự là cơ hội song cũng là một công việc rất khó khăn, phức tạp. Các dự án điện gió đã được gấp rút xây dựng trong điều kiện khó khăn về đại dịch, vừa phải đảm bảo an toàn, cũng như tiến độ dự án. Trước những khó khăn kép như vậy, IPC  nổi lên là một trong số ít doanh nghiệp duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định và là Tổng thầu EPC của nhiều Dự án điện gió lớn được các chủ đầu tư, tư vấn giám sát va các đối tác đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp và bài bản trong công tác tổ chức triển khai thi công.

Đến thời điểm hiện tại, IPC E&C đã đang là Tổng thầu EPC cho trên 1GW dự án năng lượng tái tạo: 650MWp điện mặt trời trang trại, 50MWp điện mặt trời áp mái, 650MW trang trại điện gió. Trong đó: Tổng thầu IPC đã có nhiều dự án tham gia được công nhận vận hành thương mại trước 31/10/2021, kịp hưởng tiến độ giá FIT, cụ thể: Dự án Nhà máy điện gió Phước Hữu- Duyên Hải 1 và dự án Nhà máy điện gió Adani ở Ninh Thuận;  Dự án Nhà máy điện gió Chơ Long ở Gia Lai, Dự án Nhà máy điện gió Hoà Đông 2 ở Sóc Trăng . Với tổng doanh số trên 10 ngàn tỷ đồng, Tập đoàn IPC là một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam, đứng thứ 82 trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất – VNR500 năm 2021.

Hiện nay vì nhiều lý do khách quan, còn một số nhà máy không kịp hưởng giá FIT và đang chờ quy trình đấu thầu của Quy hoạch điện VIII để có định hướng rõ ràng. Tuy nhiên những ngày cuối năm này, lực lượng công nhân, kỹ sư… của IPC E&C vẫn đang tất bật hoàn thiện những công đoạn sau cùng  để năng lượng "gió trời" sớm hòa vào lưới điện quốc gia và đồng hành cùng Chủ đầu tư chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu điện gió giai đoạn sắp tới.

Với lực lượng nhân công có kinh nghiệm gồm hàng trăm kỹ sư, hàng ngàn công nhân lành nghề và những quản lý dự án tháo vát, cùng lực lượng máy móc chuyên dụng hiện đại, IPC E&C là tổng thầu hàng đầu cho các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời và cả thuỷ điện. Vào lúc cao điểm nước rút, Công ty có thể huy động thêm hàng chục ngàn nhân công tham gia thi công. Công ty sở hữu lực lượng xe máy chuyên dụng hiện đại như 4 cẩu bánh xích cỡ lớn 800 tấn, 2 cẩu bánh lốp 220 tấn cùng các tổ cẩu hoàn chỉnh với đội ngũ công nhân vận hành cẩu lành nghề để có thể  lắp dựng những thiết bị nặng 200 tấn ở độ cao 140 m như yêu cầu của các tuabin điện gió với tiến độ tối ưu nhất. IPC cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển các thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng dài tới 81 m trên xe chuyên dụng hiện đại, với phương án vận chuyển tối ưu theo từng địa hình của dự án.

IPC E&C có thể làm tư vấn phát triển dự án NLTT, hỗ trợ thu xếp tài chính dự án (EPC+F), tổng thầu toàn bộ dự án chìa khóa trao tay EPC, thực hiện dịch vụ bảo dưỡng & vận hành (O&M) cho dự án của chính mình thi công hay dự án được đầu tư độc lập khác.

Đặc biệt, ngay cả trong công việc khó khăn của NLTT là giải phóng mặt bằng, IPC có thể hỗ trợ chủ đầu tư đàm phán với người dân và thiết lập quan hệ tốt với chính quyền địa phương. Đội ngũ giải phóng mặt bằng của IPC E&C có kinh nghiệm trong công tác này và luôn quan niệm giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong đảm bảo tiến độ dự án dù đó là ở miền Tây Nam Bộ hay trên cao nguyên Tây Nguyên. Nếu như giải phóng mặt bằng cho điện mặt trời chỉ bao gồm nơi đặt tấm quang điện và nhà điều hành, thì giải phóng mặt bằng cho điện gió phức tạp hơn nhiều. Điện gió không chỉ yêu cầu giải phóng vị trí chân cột và đền bù cho hoa màu và dân cư ở khu vực cột gió mà là cả một quá trình "mượn" mặt bằng hai bên đường để vận chuyển cột, tua bin và cánh từ cảng đến công trường. Đã không ít chuyện xảy ra hai bên đường vận chuyển làm chậm tiến độ, thậm chí là thiệt hại vật chất cho chủ đầu tư và nhà thầu. Dù IPC E&C đã sử dụng tổ hợp xe vận chuyển có gắn thiết bị nâng cánh hiện đại nhằm giảm diện tích bị ảnh hưởng hai bên đường thì việc tiên liệu trước những vấn đề "đền bù" nảy sinh tại các khúc cua hẹp qua khu dân cư đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán. Nếu như xử lý những khúc cua hẹp đồng thời với lên xuống dốc là kỹ năng kỹ thuật thì xử lý những "đền bù" dọc đường lại thuộc về kỹ năng đàm phán.

Trong mua sắm với tư cách nhà thầu EPC, Công ty có quan hệ tốt với các nhà cung cấp thiết bị điện NLTT hàng đầu thế giới như: CanadianSolar, Seraphim, Jinko, JAsolar, Longi Solar... cung cấp tấm quang điện; với SUNGROW, TMEIC... cung cấp biến tần; Envision, Goldwind, Siemens, GE, Vestas... cung cấp tua bin gió. Các nhà cung cấp thiết bị phụ trợ đa dạng khác ở trong nước và nước ngoài cũng đã từng làm việc với IPC E&C để cung cấp giải pháp phù hợp nhất với yêu cầu của chủ đầu tư.

Ngoài việc lắp ráp các máy móc và kết cấu thép có sẵn, với năng lực của Tập đoàn IPC trong sản xuất kết cấu thép, IPC E&C có thể chủ động sản xuất các kết cấu thép và kim loại cho các dự án điện NLTT. Càng đi vào thực hiện nhiều dự án NLTT, IPC E&C càng tự tin hơn trong việc chế tạo ra các thiết bị phụ trợ, xây dựng trung tâm điểu khiển, trạm biến áp, đường dây truyền tải, nâng cao tỷ lệ giá trị thiết bị chế tạo tại Việt Nam.

Tận dụng kỹ năng sẵn có, IPC E&C sẵn sàng hỗ trợ các dự án xây mới không chỉ trong lĩnh vực NLTT mà cả các ngành năng lượng khác khi có yêu cầu về chế tạo các kết cấu thép, dù đó là nhà máy điện khí LNG, điện sinh khối. Điện khí LNG đang trở thành trào lưu mới với mỗi dự án cần hàng trăm nhà thầu, Tập đoàn IPC sẵn sàng tham gia trong nhiều công đoạn của nhà máy LNG, từ cầu cảng, kho chứa khí đến xây lắp tua bin, máy phát, lò hơi.

Và không chỉ ngành năng lượng, Công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chế tạo và lắp đặt kết cấu thép, lắp ráp tủ điện và các công việc cơ khí khác cho các nhà máy chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến gỗ, dược phẩm, các nhà máy xử lý nước thải, xử lý rác... Bên cạnh xây mới, thị trường O&M cũng rộng mở cho các công ty có dịch vụ chuyên nghiệp như IPC E&C.

Với đa dạng lĩnh vực thi công dựa trên nền tảng nguồn nhân lực và vật lực cốt lõi của mình, IPC E&C nhận ra thị trường to lớn và lâu dài trong nền công nghiệp đang phát triển của Việt Nam, đặc biệt là ngành năng lượng. Trong giai đoạn 5 năm tới, IPC sẽ tập trung cao độ để tiếp tục trờ thành Tổng thầu EPC của nhiều dự án lớn về năng lượng tái tạo và năng lượng sạch: bên cạnh điện gió, LNG cũng sẽ mở rộng hướng kinh doanh sang các nhà máy sản xuất nước sạch, điện sinh khối, các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ …

Công ty CP Tập đoàn IPC

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *